Xin chào các bạn, lại là tôi Rùa đây.
Hôm nay tôi sẽ cho các bạn thấy sự giống nhau không hề nhẹ giữa việc trồng rau của người nông dân và việc đầu tư chứng khoán của bạn. Bạn sẽ nói thật nhảm nhí, nhưng hãy thử dành thời gian nghe và xem thử tôi nói có đúng không nhé.
Thật tình cờ tôi tìm thấy những đặc điểm chung không hề nhẹ các bạn ạ
1- Rau đắt thi nhau trồng - đến lúc bán thì rẻ.
Mới nghe thì thấy sai sai nhưng đây dường như là quy luật tất yếu của nền kinh tế mà có người biết, có người không.
Ví dụ :
Loại rau A đang đắt, bình thường thì chỉ có 5000đ/1kg nhưng trong giai đoạn này thì đang có giá 15000đ/1kg, ai mà có vài luống rau loại A thì cũng có giá cả vài triệu đồng. Thế là dân tình tranh thủ có đất là trồng loại rau A, không đến nỗi nhà nhà trồng, người người trồng nhưng có nhiều người chuyển đất sang trồng loại rau này.
2 tháng sau mùa thu hoạch : vì dân tình chuyển sang trồng loại rau A quá nhiều nên cung đã vượt quá cầu, rau A không còn giữ được giá 15000 như lúc học trồng nữa mà trong 2 tháng đó đã hạ giá dần về 10.000, 7000đ rồi 5000đ/1kg. Người nông dân nghĩ thôi thì 5000đ/1kg cũng là cái giá chấp nhận được rồi. Ấy nhưng mà gọi thì lái buôn bảo đang mua của nhà này, mua của nhà kia. Rau đến ngày phải bán nhưng để đó không bán đc, rồi hạ xuống 4000đ/1kg vẫn có người bán, 3000đ/1kg cũng có người bán và nhiều người không bán được thì quẳng lên bờ.
Tất nhiên thì thị trường rau nó không nhiều cạm bẫy như thị trường tài chính, nếu rau rẻ thì người nông dân cùng lắm cũng chỉ mất tiền chi phí trồng và công chăm sóc, chứ không đến nỗi bán nhà hay sạt nghiệp ( ah nói chính xác là ít chứ thỉnh thoảng cũng có việc đó xảy ra )
Thị trường chứng khoán thì cũng vậy : khi giá cổ phiếu lên cao, nhà nhà mua, người người mua chứng khoán nhưng đến lúc bán có khi lỗ, thậm chí lỗ lớn và mất trắng. Không phải là chúng ta không nên tham gia vào những loại cổ phiếu đang tăng giá hay tham gia vào thị trường chứng khoán lúc đang lên, chỉ là cẩn thận khi ai cũng mua vào thì cũng có lúc ai cũng bán ra.
Thị trường tài chính nhiều cạm bẫy hơn so với làm nông nghiệp, cái mất thì cũng nhiều hơn. Sạt nghiệp, tan của nát nhà là có và không hiếm.
2- Rau rẻ cho chẳng ai lấy giống - đến lúc được bán thì hời
Khi người nông dân chán đến cùng cực loại rau A, chẳng ai còn muốn động đến loại rau đó nữa. Đôi khi có người nói rằng cũng chẳng biết trồng rau gì, cứ trồng loại rau A vì có lúc này lúc kia, được mất cũng vui vẻ. Còn lại đa số chán cái cảnh đổ lên bờ nên chẳng ai trồng loại rau A nữa, đất có bỏ đó cũng nghỉ ngơi cho đở mệt.
Nhiều người cho giống cũng chẳng ai lấy để trồng.
Nhưng rồi 2 tháng sau nữa, khi lứa rau ( trồng lúc rau A này chỉ có 2000đ/1kg ) được thu hoạch thì do thiếu rau, rau lại được đẩy lên giá 12.000đ/1kg, và rồi vẫn thiếu rau, thương lái vấn tranh nhau đẩy giá lên đến 20.000đ/1kg những người trồng rau A lại được 1 vụ mùa bội thu thì những người nông dân khác lại mắt chữ o, mồm chữ A và rồi biết thế.
Tất nhiên không phải lúc trồng rau cỏ nó cũng hoàn toàn như vậy nhưng rõ ràng là có những đợt như vậy, thậm chí là nhiều vụ rau như vậy. Điều đó cho thấy rõ ràng là khi người khác chán nản cùng cực rồi thì có thể là cơ hội cho một đợt tăng giá.
Thị trường chứng khoán cũng vậy : có những loại cổ phiếu mà rẻ đến không thể rẻ hơn rồi, mua kiểu gì cũng thằng thì nhiều nhà đầu tư ngoảnh mặt làm ngơ, đến khi cổ phiếu tăng giá đến vài lần thì lại ngồi tiếc và " giá như chúng ta mua lúc đó, loại cổ phiếu đó ".
Tất nhiên thị trường chứng khoán có nhiều cạm bẫy hơn, dễ mất tiền hơn nhưng dường như nó cũng chẳng khác việc bán rau của người nông dân là mấy. Đôi khi chúng ta nên tránh những cổ phiếu mà thiên hạ tranh nhau mua và mua vào cổ phiếu mà thiên hạ tranh nhau bán. Đấy là tôi nói đôi khi, vì không cái gì lúc nào cũng đúng. Chỉ là bạn có nhìn ra cơ hội hay không mà thôi.
0 Nhận xét